Chủ Nhật, 7 tháng 11, 2021

Tin mới vụ ám sát Thủ tướng Iraq Mustafa al-Kadhimi, Mỹ tuyên bố hỗ trợ điều tra

Thủ tướng Mustafa al-Kadhimi. Ảnh: AP

TPO - Bộ Nội vụ Iraq ngày 7/11 cho biết âm mưu ám sát nhằm vào Thủ tướng Mustafa al-Kadhimi liên quan đến 3 máy bay không người lái. Chính quyền Iraq coi hành động này là một “cuộc tấn công khủng bố”.

Theo Bộ Nội vụ Iraq, trong vụ tấn công rạng sáng 7/11, 2 máy bay không người lái bị bắn rơi, còn 1 chiếc đã đến được tư dinh của ông al-Kadhimi ở Vùng Xanh của Baghdad. Quân đội Iraq gọi đây là “một vụ ám sát bất thành”. Tuy nhiên, vẫn chưa có bên nào đứng ra nhận trách nhiệm về vụ tấn công.

Một số nhân viên an ninh của Thủ tướng al-Kadhimi đã bị thương, nhưng ông al-Kadhimi không hề hấn gì. Những hình ảnh về thiệt hại do máy bay không người lái gây ra đã được công bố.


Một số hình ảnh tại hiện trường vụ tấn công. Ảnh: Twitter


Ảnh: Twitter


Ảnh: Twitter


Ảnh: Twitter

Chính quyền Iraq sẽ tiến hành một cuộc điều tra và tận dụng mọi nguồn lực có thể để truy bắt hung thủ, thiếu tướng Saad Maan, người đứng đầu bộ phận truyền thông của Bộ Nội vụ, cho biết.

Chính phủ Mỹ cũng đề nghị hỗ trợ Baghdad điều tra vụ tấn công. “Chúng tôi cảm thấy nhẹ nhõm khi biết rằng Thủ tướng al-Kadhimi vẫn an toàn”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ned Price nói, đồng thời gọi vụ việc là một "hành động khủng bố mà chúng tôi lên án mạnh mẽ”.

Ngay sau khi tin tức về vụ tấn công được công bố, Thủ tướng al-Kadhimi đã đưa ra một tuyên bố trên mạng xã hội, kêu gọi người dân “bình tĩnh và kiềm chế vì lợi ích của Iraq”.

Cuộc tấn công xảy ra sau khi xuất hiện những xung đột và nhiều cuộc biểu tình về kết quả bầu cử quốc hội. Các nhóm dẫn đầu cuộc biểu tình là lực lượng dân quân do Iran hậu thuẫn, được trang bị vũ khí. Những người này đã mất phần lớn ghế quốc hội trong cuộc bầu cử. Họ cáo buộc cuộc bỏ phiếu và kiểm phiếu không minh bạch.

Kết quả cuộc bầu cử ngày 10/10 cho thấy khối chính trị của nhà lãnh đạo Hồi giáo dòng Shiite - Muqtada al-Sadr đứng đầu khi giành được 73 ghế (trong tổng số 329 ghế của Quốc hội Iraq).

Ông Muqtada al-Sadr có quan điểm phản đối sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Iraq, và không đồng tình với việc Iran tăng cường ảnh hưởng.

Minh Hạnh
Theo RT

Ngày 7/11, Hà Nội ghi nhận 81 ca nhiễm từ 13 ổ dịch

Kinhtedothi - Theo thống kê của CDC Hà Nội, số ca mắc Covid-19 mới từ 18h ngày 06/11 đến 18h ngày 07/11 trên địa bàn TP là 81 ca, trong đó cộng đồng (45), khu cách ly (30), khu phong tỏa (06).

Bản đồ tình hình dịch Covid-19 tại Hà Nội tính đến ngày 7/11.

Phân bố tại 21/30 quận, huyện: Thanh Xuân (11), Hà Đông (11), Long Biên (8), Ba Đình (7), Đông Anh (5), Mê Linh (5), Nam Từ Liêm (4), Đống Đa (4), Gia Lâm (4), Hoàng Mai (3), Quốc Oai (3), Tây Hồ (2), Đan Phượng (2), Bắc Từ Liêm (2), Cầu Giấy (2), Hai Bà Trưng (2), Hoàn Kiếm (2), Phúc Thọ (1), Thanh Trì (1), Mỹ Đức (1), Chương Mỹ (1).

Phân bố 81 theo các chùm ca bệnh, ổ dịch:

Chùm F1 của các trường hợp sàng lọc ho sốt (17);

Chùm sàng lọc ho sốt (14);

Chùm liên quan ổ dịch Kho hàng Shoppe KCN Đài Tư (9);

Chùm liên quan các tỉnh có dịch (7);

Chùm liên quan ổ dịch Bạch Trữ, Tiến Thắng (7);

Chùm liên quan ổ dịch chợ Ninh Hiệp, Gia Lâm (7);

Chùm liên quan các tỉnh có dịch - thứ phát (6);

Chùm liên quan ổ dịch tại Sài Sơn, TT Quốc Oai (4);

Chùm liên quan ổ dịch Thủ Lệ, Ngọc khánh (3);

Chùm liên quan ổ dịch Nam Dư, Lĩnh Nam (2);

Chùm liên quan ổ dịch đường Bưởi, Cống Vị (2);

Chùm liên quan ổ dịch Trần Duy Hưng (2);

Chùm liên quan ổ dịch Phú La – Hà Đông (1);

Phân bố 45 ca cộng đồng theo theo chùm: Chùm sàng lọc ho sốt (14); Chùm F1 của các trường hợp sàng lọc ho sốt (9); Chùm liên quan các tỉnh có dịch (6); Chùm liên quan ổ dịch Kho hàng Shoppe KCN Đài Tư (4); Chùm liên quan ổ dịch chợ Ninh Hiệp, Gia Lâm (4); Chùm liên quan ổ dịch đường Bưởi, Cống Vị (2); Chùm liên quan các tỉnh có dịch - thứ phát (2); Chùm liên quan ổ dịch Thủ Lệ, Ngọc khánh (2); Chùm liên quan ổ dịch Bạch Trữ, Tiến Thắng (1); Chùm liên quan ổ dịch Phú La – Hà Đông (1);

Phân bố 45 ca cộng đồng theo theo quận, huyện: Thanh Xuân (8), Đông Anh (5), Nam Từ Liêm (4), Gia Lâm (4), Ba Đình (3), Hà Đông (3), Đống Đa (2), Đan Phượng (2), Long Biên (2), Cầu Giấy (2), Tây Hồ (2), Hai Bà Trưng (2), Hoàn Kiếm (2), Chương Mỹ (1), Thanh Trì (1), Bắc Từ Liêm (1), Hoàng Mai (1).

Như vậy, cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021): 4.998 ca, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.961 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 3.037 ca.

Chủ Nhật, 9 tháng 8, 2020

Cán bộ Thanh tra TP Đà Nẵng mắc COVID-19 đi rất nhiều nơi

Cán bộ Thanh tra TP Đà Nẵng mắc COVID-19 đi rất nhiều nơi


(PLO)- Một cán bộ Thanh tra TP Đà Nẵng mắc COVID-19 đi làm tại Trung tâm Hành chính TP, đi tập yoga, đi ba siêu thị và một ngân hàng.


Trưa 9-8, Ban chỉ đạo Phòng chống dịch COVID-19 TP Đà Nẵng cung cấp thông tin về kết quả điều tra, giám sát, xử lý đối với bảy trường hợp bệnh nhân còn lại mắc COVID-19 tại TP được công bố ngày 7-8 và 9/15 trường hợp bệnh nhân được công bố vào ngày 8-8.

Trong số này, một trường hợp có lịch trình di chuyển hết sức phức tạp là Bệnh nhân 769. Bệnh nhân này là cán bộ làm việc tại Thanh tra TP Đà Nẵng.

Từ tháng 5 đến ngày 16-7, bệnh nhân này tham dự lớp Trung cấp lý luận chính trị tại Trường Chính trị TP Đà Nẵng cùng với các bác sĩ, điều dưỡng của Bệnh viện Đà Nẵng.

Mời bạn đọc xem chi tiết bên dưới:

































TẤN VIỆT

Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2020

Bắt giữ thêm 45 người từ Trung Quốc vượt sông nhập cảnh trái phép

Chỉ trong một buổi chiều, lực lượng biên phòng Quảng Ninh phát hiện 2 vụ với 45 người nhập cảnh trái phép từ Trung Quốc về Việt Nam qua các đoạn sông biên giới.

Sáng 31/7, thông tin với PV VTC News, Chỉ huy Đồn Biên phòng Bắc Sơn (Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh Quảng Ninh) cho biết, đơn vị vừa phát hiện bắt giữ 45 người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam.

Cụ thể, khoảng 18h15 ngày 30/7, tại khu vực Mốc 1364 (2) + 200, thôn Lục Phủ, xã Bắc Sơn (Móng Cái, Quảng Ninh), trong khi đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát biên giới, Tổ tuần tra kiểm soát của Đồn Biên phòng Bắc Sơn phát hiện một nhóm 29 người Việt Nam đang có hành vi nhập cảnh trái phép từ Trung Quốc về nước qua sông biên giới.

Nhóm 29 người nhập cảnh trái phép bị Tổ tuần tra kiểm soát của Đồn Biên phòng Bắc Sơn bắt giữ.

Ngay trong tối cùng ngày, Đồn Biên phòng Bắc Sơn lấy lời khai ban đầu và chuyển toàn bộ số người nhập cảnh trái phép nêu trên về khu vực cách ly tập trung của TP Móng Cái.

Trước đó, khoảng 15h20 cùng ngày, cũng tại khu vực này, lực lượng của Đồn Biên phòng Bắc Sơn cũng phát hiện bắt giữ nhóm 16 người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam qua sông biên giới và bàn giao cho lực lượng chức năng tổ chức cách ly theo quy định.

Theo Chỉ huy Đồn Biên phòng Bắc Sơn cho biết, trong những ngày gần đây, đơn vị liên tục phát hiện, xử lý các vụ việc người nhập cảnh trái phép qua các đoạn sông biên giới, sau đó đi theo đường mòn cũ vào khu vực biên giới.

Đến 30/7, số lượng người nhập cảnh có chiều hướng tăng lên, mật độ dày hơn và tổ chức thành đoàn, nhóm có số lượng đông. Ngay lập tức, đơn vị đã tăng cường tuần tra chốt chặn tại các đường mòn và toàn bộ dọc sông biên giới, xử lý triệt để không để lọt người nhập cảnh trái phép vào nội địa.

Video: Bắt giữ hàng chục người nhập cảnh trái phép từ Trung Quốc vào Việt Nam

MINH KHANG

Thứ Năm, 30 tháng 7, 2020

Dỡ phong tỏa tại ngõ 466 Hoàng Hoa Thám, quận Tây Hồ

(HNMO) - Ngày 30-7, theo ghi nhận của phóng viên Báo Hànộimới, tại ngõ 466 Hoàng Hoa Thám, phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội, hàng rào phong tỏa tạm thời đã được dỡ bỏ và cuộc sống người dân khu vực này trở lại bình thường.

Trao đổi với phóng viên, đại diện Trung tâm Y tế quận Tây Hồ cho biết, bệnh nhân 459 sau khi đi Đà Nẵng về chỉ ở trong nhà, không tiếp xúc với bất cứ người dân nào ở xung quanh. Trung tâm Y tế quận Tây Hồ cũng đã điều tra 18 trường hợp F1 có liên quan đến bệnh nhân và tất cả đã được lấy mẫu xét nghiệm, đưa đi cách ly tập trung theo quy định.

Ghi nhận sáng 30-7, sau khi các trường hợp F1 được đưa đi cách ly tập trung, rào chắn phong tỏa tạm thời được tháo bỏ tại ngõ 466 Hoàng Hoa Thám, nơi bệnh nhân 459 sinh sống sau khi toàn bộ khu vực được phun khử khuẩn. Người dân được khuyến cáo giữ khoảng cách khi giao tiếp và đeo khẩu trang thường xuyên. Lực lượng chức năng cũng đã tiến hành khảo sát 50 hộ dân, với khoảng 200 nhân khẩu sinh sống, đều được xác nhận không tiếp xúc gần với bệnh nhân.

Trước đó vào tối 29-7, các lực lượng chức năng đã phong tỏa tạm thời ngõ 466 Hoàng Hoa Thám và một số ngõ nhỏ lân cận thuộc phường Bưởi, quận Tây Hồ sau khi ghi nhận bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2.

Reuters: Việt Nam bật chế độ "phản ứng toàn diện" với Covid-19

Với hơn 95 triệu dân, tính đến ngày 30-7, Việt Nam có tổng cộng 464 ca mắc Covid-19 và là quốc gia đông dân nhất thế giới chưa ghi nhận ca tử vong nào.

Theo Reuters, thành công chống dịch bước đầu giúp Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên bắt đầu nới lỏng lệnh giãn cách xã hội hồi tháng 4. Sau đó, các quán bar mở cửa trở lại và đám đông tụ tập trên đường phố như bình thường. Nhiều trận đấu bóng đá cũng diễn ra.

Thêm vào đó, Việt Nam tái mở cửa ngành du lịch nội địa.

Công nhân xây dựng Việt Nam đến bệnh viện nhiệt đới sau khi trở về từ Guinea Xích đạo hôm 29-7. Ảnh: Reuters

Đề cập tới công cuộc khống chế dịch Covid-19 hiệu quả, Reuters cho rằng đó là nhờ Việt Nam tăng cường xét nghiệm và truy vết nhanh hơn nhiều so với các nước láng giềng, đồng thời đưa hàng chục ngàn người đi cách ly nếu họ bị nghi ngờ tiếp xúc với bất kỳ ai mắc bệnh hoặc đến từ nước ngoài.

Trong 100 ngày tính đến hôm 25-7, Việt Nam không ghi nhận sự lây nhiễm virus SARS-CoV-2 trong cộng đồng.

Những biện pháp này đang được áp dụng trở lại sau khi phát hiện trường hợp đầu tiên mắc Covid-19 kể từ lúc lệnh giãn cách xã hội nới lỏng - là một người đàn ông 57 tuổi đến từ TP Đà Nẵng. Tiếp đến, ít nhất 30 trường hợp bị phát hiện dương tính với Covid-19 xung quanh Đà Nẵng và những trường hợp khác ở thủ đô Hà Nội, TP Hồ Chí Minh...

Chủng virus SARS-CoV-2 lần này không giống loại virus được phát hiện ở Việt Nam trước đó, cho thấy nó bắt nguồn từ nước ngoài thay vì bùng phát ở nội địa. Tuy nhiên, chưa xác định được nguồn lây nhiễm mới. Bộ Y tế Việt Nam cho biết một trường hợp mắc Covid-19 gần đây – là công dân Mỹ - biểu hiện triệu chứng của bệnh tại Đà Nẵng hôm 26-6. Dịch Covid-19 quay lại Việt Nam cùng lúc với việc phát hiện nhiều người Trung Quốc nhập cảnh trái phép.

Hiện tại, Việt Nam đã đình chỉ tất cả chuyến bay đến và đi từ Đà Nẵng trong 15 ngày. Chính quyền TP Hà Nội thông báo sẽ tiến hành xét nghiệm hàng loạt cho tất cả 21.000 người trở về từ Đà Nẵng, đóng cửa các quán bar và cấm tụ tập đông người. Tới chiều 30-7, TP HCM cũng có bước đi tương tự.

Phạm Nghĩa (Theo Reuters)

Việt Nam chính thức đăng cai AFC Cup 2020

Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC) vừa chính thức công bố Việt Nam sẽ là thành viên đăng cai hai bảng đấu F và G của AFC Cup 2020.


Các trận đấu còn lại của bảng F và G sẽ diễn ra từ ngày 23 đến 29-9-2020. Trong đó, các trận bảng F thi đấu tại sân Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh), còn bảng G được tổ chức ở sân Cẩm Phả (Quảng Ninh).

Địa điểm tổ chức các trận đấu của bảng H sẽ được công bố trong thời gian tới, trong khi các trận đấu của vòng bán kết và chung kết khu vực ASEAN Zone cũng được xác nhận sau khi có kết quả bốc thăm ngày 27-8 tới tại trụ sở AFC.

Cũng trong thông báo của mình, AFC công bố Maldives là nước chủ nhà của bảng E, nơi có các đội Nam Á thi đấu vòng bảng AFC Cup. Bảng E sẽ thi đấu từ ngày 23-10 đến 4-11. Đội đứng đầu bảng sẽ đại diện cho khu vực Nam Á đá trận bán kết Liên khu vực diễn ra vào các ngày 24 và 25-11-2020.

Hiện tại, hai đội bóng Việt Nam tham gia giải đấu này là Câu lạc bộ thành phố Hồ Chí Minh và Than Quảng Ninh đang có nhiều lợi thế để vào vòng tiếp theo.

Sau 3 lượt trận đầu tiên, Câu lạc bộ thành phố Hồ Chí Minh đang tạm xếp đầu bảng F với cùng 7 điểm nhưng hơn Câu lạc bộ Yangon Utd (Myanmar) về chỉ số phụ. Câu lạc bộ Than Quảng Ninh (4 điểm) đứng nhì bảng G, kém đội đầu bảng Ceres Negros (Philippines) 3 điểm.

Theo điều lệ giải, ở vòng loại, chỉ các đội đầu bảng và 3 đội nhì có thành tích tốt nhất khu vực Đông Nam Á giành quyền đi tiếp.

AFF Suzuki Cup 2020 dời lịch thi đấu vì dịch Covid-19

Cùng ngày, Ban xử lý các tình huống khẩn cấp của Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á (AFF) tiếp tục có cuộc họp trực tuyến để thảo luận về giải pháp, phương án tổ chức AFF Suzuki Cup 2020.

Trước những diễn biến của đại dịch Covid-19, AFF Cup 2020 có thể được dời sang tháng 4-2021 nhằm bảo đảm an toàn. Các thành viên đã thống nhất và đề xuất này sẽ được trình Hội đồng AFF để xem xét, thông qua.

Liên quan đến kế hoạch hoạt động của đội tuyển Việt Nam, trong trường hợp AFF Suzuki Cup 2020 dời sang năm 2021 như đề xuất của Ban xử lý các tình huống khẩn cấp của AFF, Phó Chủ tịch Thường trực VFF Trần Quốc Tuấn cho biết, VFF sẽ tiếp tục bám sát kế hoạch của Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA), Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC) để luôn chủ động trong công tác chuẩn bị của đội tuyển cho các trận đấu tại Vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á, dự kiến sẽ được tổ chức vào khung thi đấu tháng 10 và tháng 11 của FIFA.

Đồng thời, kế hoạch tập trung của đội tuyển cũng sẽ được điều chỉnh trong điều kiện cho phép, tùy theo tình hình diễn biến của dịch Covid-19.

Tin mới vụ ám sát Thủ tướng Iraq Mustafa al-Kadhimi, Mỹ tuyên bố hỗ trợ điều tra

Thủ tướng Mustafa al-Kadhimi. Ảnh: AP TPO - Bộ Nội vụ Iraq ngày 7/11 cho biết âm mưu ám sát nhằm vào Thủ tướng Mustafa al-Kadhimi liên quan ...