Khoai@
Thông tư 65/2020 của Bộ Công an, có hiệu lực từ 5/8/2020 tới đây có nhiều điểm mới, trong đó có quy định, CSGT được quyền huy động phương tiện của dân trong trường hợp cấp bách và không cần có sự chấp thuận của Bộ trưởng Công an.
Đây là điểm mới so với quy định năm 2016. Theo quy định từ năm 2016, CSGT có quyền trưng dụng phương tiện và phải được sự đồng ý của Bộ trưởng Công an. Quy định phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng khiến cho nội dung này chỉ tồn tại trên giấy mà không thể đi vào cuộc sống, làm ảnh hưởng tiêu cực tới việc xử lý các tình huống khẩn cấp. Mặt khác, quy định trưng dụng phương tiện cũng xung đột với Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản và các Luật khác.
Với quy định mới này, từ 5/8, cảnh sát giao thông sẽ chuyển từ trưng dụng sang huy động dưới hình thức yêu cầu trực tiếp hoặc bằng văn bản và không cần có sự chấp thuận của Bộ trưởng.
Việc thay đổi từ trưng dụng sang huy động phương tiện là để phù hợp với Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản và các Luật khác. Quy định mới này sẽ giúp cảnh sát rút ngắn thời gian xử lý các tình huống khẩn cấp, ngăn chặn hiệu quả các trường hợp có nguy cơ gây hại cho xã hội do không phải trải qua các thủ tục hành chính rườm rà.
Với trường hợp cảnh sát huy động phương tiện, người dân, tổ chức buộc phải hợp tác để ngăn chặn vi phạm có ảnh hưởng đến an ninh, trật tự. Nếu người dân cố tình chống đối, gây cản trở quá trình truy đuổi sẽ bị xử lý theo từng mức độ từ xử phạt hành chính đến truy cứu trách nhiệm hình sự.
Quy định là rõ ràng, song nếu cảnh sát lạm quyền, vi phạm sẽ bị xử lý từ cảnh cáo đến đưa ra khỏi ngành hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự và nếu như việc huy động gây thiệt hại, hư hỏng phương tiện, thì người dân có quyền yêu cầu bồi thường, áp dụng theo Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét